Headlines

Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa Quốc Tế

Thùng Giấy Như Phương thungcarton-kho-lon Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa Quốc Tế Thùng

Khác với hình thức chuyển phát nhanh trong nước, hình thức gửi hàng quốc tế sẽ có những quy định về việc đóng gói hàng hóa khi gửi khác nhau.

Đây là những quy định đóng gói được nhiều đơn vị vận chuyển áp dụng bao gồm cả những quy định chung thì còn có cả những quy định riêng biệt. Việc áp dụng những quy định chuẩn này nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa ở mức tốt nhất.

4 Bước đóng gói hàng khi gửi hàng quốc tế cơ bản


Bước 1: Đánh giá và phân loại hàng hóa

Việc đánh giá và phân loại hàng hóa trước khi gửi sẽ giúp bạn có được định hướng đóng gói hàng hóa phù hợp nhất. Những yếu tố để bạn có thể xác định tính chất của loại hàng hóa là:
Trọng lượng, kích thước hàng hóa: Cân nặng, số đo kích thước của hàng hóa là một trong những căn cứ để xác định cách thức đóng gói.
Độ dễ vỡ: Hàng hóa dễ vỡ là loại hàng hóa cần có cách thức đóng gói phù hợp. Cho nên nếu hàng hóa dễ vỡ khách hàng cần phân loại ngay từ đầu.
Giá trị hàng hóa: Việc định giá và khai báo giá hàng hóa cũng là yếu tố để xác định được hình thức gói sao cho phù hợp.
Hàng hóa đặc biệt: Một số loại hàng hóa đặc biệt sẽ cần có cách đóng gói riêng biệt. Những loại hàng hóa này sẽ được đơn vị vận chuyển quy định thêm những quy định khác.


Bước 2: Tiến hành đóng gói


Căn cứ trên kết quả đánh giá và phân loại hàng hóa mà bạn sẽ có định hướng đóng gói cho phù hợp với hàng hóa của mình.
Các hình thức đóng gói thường được sử dụng: Bằng thùng xốp, bằng thùng gỗ, bằng thùng carton,… Một số hàng hóa có độ dễ vỡ cao như đồ thủy tinh thì khách hàng có thể gia cố tăng cường thêm một lớp đóng gói tương tự.
Lấp đầy khoảng trống nếu có bằng các dụng cụ chuyên dụng như: mút, xốp, bọt biển, giấy bóng khí… Độ dày của vật liệu chèn nên dày từ 3cm – 5cm là lý tưởng.
dich vu chuyen phat nhanh – Chuẩn đóng gói hàng khi gửi hàng quốc tế bạn nên biết
Đóng gói hàng hóa phải niêm phong nhiều lớp và cẩn thận (Nguồn ảnh: Internet)


Bước 3: Niêm phong


Niêm phong là cách bảo vệ hàng hóa khỏi những tác nhân từ bên ngoài làm hàng hóa khác đi so với tình trạng ban đầu.

Việc niêm phong có thể sử dụng các vật liệu như dây buộc chuyên dụng, băng keo dán,… Những vật liệu này phải đảm bảo độ bền cũng như chịu được áp lực khi sử dụng.


Thông thường băng keo dán được dùng là loại băng keo có độ rộng từ 4 đến 8cm. Khàng chú ý nên dán thùng thành hình chữ H để niêm phong tất cả các cạnh và đường nối trên mép thùng, hộp.


Bước 4: Dán nhãn ghi thông tin


Việc dán nhãn ghi thông tin là việc cần làm sau cùng khi khách hàng đã hoàn thành việc đóng gói ở các bước trên. Nhãn này nên ghi đầy đủ thông tin cả người gửi và người nhận. Một số đơn vị ship hàng sẽ yêu cầu ghi nhãn dán theo mẫu quy định. Nên khách hàng cần chủ động tìm hiểu quy định trước khi thực hiện để tránh mất thời gian cho cả đôi bên.


Một số hướng dẫn như: “Mặt này hướng lên trên, không đè, nhẹ tay khi di chuyển”… bạn có thể ghi trực tiếp lên thùng hộp hoặc dán biểu tượng.
Lưu ý quan trọng của việc chuyển hàng quốc tế là thùng đóng gói sẽ theo quy chuẩn nhất định. Mỗi công ty vận tải sẽ có những quy định chung về kích thước thùng hộp đóng góp. Nên khách hàng cần nắm rõ thông tin này trước khi đóng gói nhằm đảm bảo hàng hóa không được vận chuyển.

All in one